Về nguyên tắc, nhà phân phối bán đúng giá công bố của nhà sản xuất, họ sẽ nhận một khoản chiết khấu đại lý, từ 15 đến 20% tuỳ mẫu xe, tuỳ giai đoạn có thể tăng thêm, chưa kể thưởng.
Nhưng đại lý ko chỉ ăn hoa hồng mà tăng giá thêm để trục lợi. Chắc chắn hãng mẹ Honda phải biết, vì điều này sẽ ảnh hưởng chính sách bán hàng của hãng, tuy nhiên đại lý mua đứt rồi và sức mua của người dân vẫn tốt nên họ kệ.

Còn với một mẫu bán chạy khác của Honda là chiếc SH Mod, con số mà người mua phải trả cho chiếc SH Mod chênh lệch hơn 15 tr. Nếu nó không được ghi trong hoá đơn, thì chắc chắn đây là hành vi trốn thuế Nhà nước.
Tổng Cục thuế cần có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thanh tra tại các cửa hàng, đại lý bán xe máy toàn quốc về thông tin bán xe không đúng giá quy định, ghi hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. Đồng thời, Tổng Cục thuế cũng cần yêu cầu truy thu thuế và xử phạt hành chính nếu phát hiện có sai phạm.

Vụ các Head Honda bán kênh giá ko ghi trong hoá đơn đăng trên nhóm OFFB đang làm căng thẳng thị trường xe máy, nhất là các hiệu xe Honda. Hiện các Head lớn đã ẩn giá bán xe trên kênh online, hoặc ẩn tên Head, và cảnh giác với người mua yêu cầu xuất hoá đơn.
Bài viết trên nhóm này đang được giải cứu bằng nhiều comment bình luận bênh vực từ chính các đội Head, từ bên bị ảnh hưởng có liên đến Honda, và từ cả nhiều phóng viên có gắn quyền lợi với thương hiệu này. Tất cả đang có tình lái câu chuyện sang thứ khác, hoặc xoáy vào việc nâng giá bán, là do cung cầu thị trường; hoặc xoáy việc chiếc Winner có lúc bán dưới giá công bố, sao ko ai nói gì. Hoặc lại xoáy sang mục tiêu cần hỏi là Hội Bảo vệ NTD ở đâu?
Ở đây cần phải thấy rõ vấn để khách hàng muốn làm rõ là tại sao hoá đơn bán hàng ko thể hiện mức giá này, mà vẫn để mức giá thấp theo công bố từ Honda.
Việc bán rẻ chiếc Winner khoảng 20% so với giá công bố, thực chất cũng vừa bằng mức chiết khấu mà Honda dành cho đại lý, cộng với mức thưởng tuỳ chiến dịch bán hàng, nên đây chỉ là chiêu marketing hoặc linh hoạt thu hồi vốn, ko lỗ gì cả. Chưa kể Winner là một trong những mẫu xe bán chậm, số lượng ít của Honda.
Việc soi vào cơ quan Hội Bảo vệ NTD thực chất cũng là trò đánh lận con đen, chúng tôi nói về việc ko thể hiện minh bạch hoá đơn tài chính, dẫn đến việc thất thu thuế. Cơ quan chịu trách nhiệm ở đây là Cục Thuế, cơ quan QLTT, Cảnh sát KT..

Như 1 số tính toán đã nêu trong các bài viết trước, số tiền thuế thất thoát trong 1 năm của riêng chiếc Vision là khoảng hơn 1k tỷ. CHưa kể các mẫu xe khác, chưa kể kéo dài nhiều năm.
Nên biết để đầu tư 1 tuyến đường sắt như Cát Linh, các tính toán ban đầu chỉ ra số tiền đầu tư chỉ là 9k tỷ đồng. Chúng ta đã có thể có 1 cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn nhiều và ko phải vay mượn, nếu số tiền chênh này có đóng đủ thuế.
Việc điều tra theo tôi là không có gì khó khăn, vì mỗi chiếc xe đều có hồ sơ tại cơ quan đăng ký trước bạ, cấp biển đăng ký, trong đó bắt buộc có Hoá đơn bán hàng. Cứ nhìn Taxi không có hóa đơn in cho khách, khách kiện còn bị phạt, huống hồ mua cái xe mấy chục triệu bảo không có hóa đơn.
Để xảy ra tình trạng trên trong thời gian dài là trách nhiệm của cơ quan quản lý. Cơ quan Công an, cơ quan thuế hoàn toàn có thể tiến hành điều tra, truy thu thuế, xử phạt và áp một mức giá tối thiểu để thu thuế, tương tự như giá nhập khẩu ôtô cũ. Người tiêu dùng thiệt hại, Nhà nước thất thu thuế, nhưng việc xử lý lại không được coi trọng.